Đặc sản Văn Giang Hưng Yên có gì? Top 4 đặc sản Văn Giang làm quà biếu ý nghĩa

Về Văn Giang, Hưng Yên bạn sẽ có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn dân dã nhưng không kém phần hấp dẫn, gây thương nhớ cho du khách. Vậy đặc sản Văn Giang Hưng Yên có gì? Cùng Đặc Sản Hưng Yên tìm hiểu những món ăn đặc sản Văn Giang làm quà biếu ý nghĩa dành cho gia đình, bạn bè nhé.

1. Bánh răng bừa (bánh tẻ) – Đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Ghé thăm thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào một ngày thu với tiết trời mát mẻ bạn có thể cảm nhận thấy mùi thơm thoang thoảng từ những mẻ bánh răng bừa lan tỏa khắp làng quê. Với những du khách đến đây lần đầu và có cơ hội thưởng thức món bánh này thì chắc hẳn sẽ không bao giờ có thể quên được vị ngọt của thịt, vị giòn của mộc nhĩ cùng với mùi thơm của lá dong. Tất cả hương vị đó hòa quyện với nhau và tạo nên một chiếc bánh răng bừa thơm ngon khó cưỡng.

Để hiểu rõ hơn về những công đoạn làm ra một chiếc bánh răng bừa nhỏ xinh khiến biết bao người mê mẩn, hãy cùng đến với cơ sở sản xuất gia truyền Hương Tú thuộc thị trấn Văn Giang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Cơ sở sản xuất này mỗi ngày cung cấp hàng ngàn chiếc bánh cho thị trường, phục vụ nhu cầu cho các lễ hội, cưới hỏi, hội nghị cũng như bán cho những khách hàng vãng lai.

hung-yen-co-dac-san-gi
Bánh răng bừa thơm ngon khó cưỡng

Trò chuyện với một nghệ nhân đã có kinh nghiệm làm bánh răng bừa (bánh tẻ) hàng chục năm tại cơ sở Hương Tú, bà chia sẻ các công đoạn tỉ mỉ để tạo ra một chiếc bánh răng bừa chuẩn vị đặc sản Văn Giang.

Cũng như những nơi khác, cách làm bánh răng bừa Văn Giang phải trải qua khá nhiều công đoạn. Gạo tẻ ngon đem ngâm trong nhiều giờ đồng hồ rồi đem đi xay nhuyễn với nước vôi trong tạo thành bột nước. Tiếp theo, các nghệ nhân làm bánh sẽ đem bột nước đun dưới ngọn lửa liu riu, đồng thời kết hợp khuấy đều tay cho bột sánh mịn để đạt độ vừa chín tới (nhiều người gọi là chín dở). Cuối cùng bắc nồi bột ra, tiếp tục khuấy đều tay cho bột không bị vón, sau đó để nguội rồi tiến hành gói bánh.

Việc khuấy bột này phải dành cho người khỏe tay vì đó là công đoạn quyết định sự thành công của mẻ bánh răng bừa. Bột phải chín dở nhưng không vón cục, không sượng.

Một yếu tố quan trọng để làm nên sự đặc biệt của bánh răng bừa đặc sản Văn Giang Hưng Yên chính là phần nhân bánh. Theo các nghệ nhân thì nhân bánh răng bừa có 02 loại: 

  • Nhân mặn gồm có: thịt băm, mộc nhĩ
  • Nhân ngọt gồm có: đỗ xanh, mộc nhĩ

Thịt phải được thái nhỏ ra, mộc nhĩ cũng được băm nhỏ và xào riêng từng loại cùng gia vị vừa ăn, chỉ khi bắt đầu làm bánh mới trộn đều nhân. Tương tự với bánh nhân đậu xanh, đậu xanh sau khi được đồ chín thì được nêm nếm gia vị vừa miệng, sau đó xào chung với mộc nhĩ và hành khô để tạo độ béo béo ngậy ngậy.

banh-te-dac-san-van-giang-hung-yen
Bánh răng bừa đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Sau khi phần vỏ bánh và nhân bánh đã được chuẩn bị, công đoạn tiếp theo chính là gói bánh và luộc bánh. Công đoạn này đòi hỏi người làm bánh phải thật khéo và nhanh tay, làm thế nào để trải thật đều cả phần bột lẫn phần nhân bánh, đồng thời lấy một lượng vừa đủ để bánh không bị ngấy khi ăn. Luộc bánh cũng phải căn giờ luộc sao cho bánh răng bừa không bị chín quá, làm mất đi độ dẻo dai và vị béo ngậy của bánh.

Sự kết hợp giữa phần bột dẻo, nhân bánh đầy đặn và hương thơm dịu nhẹ của lá dong đã đưa những chiếc bánh răng bừa Văn Giang đến khắp mọi miền của tổ quốc. Nếu có dịp đến thăm thị trấn Văn Giang, bạn hãy ghé đến thăm và thưởng thức món bánh răng bừa, một loại đặc sản mà chỉ ở Văn Giang thực khách mới có thể cảm nhận được hết vị ngon. Và bạn cũng đừng quên mua bánh răng bừa về làm quà cho gia đình và bạn bè cùng thưởng thức sản vật đồng quê này nhé!

2. Bánh cuốn Phú Thị – Đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Nằm dọc theo con đê sông Hồng, cách thành phố Hà Nội chỉ 45 phút đi xe, bạn sẽ được đặt chân tới làng Phú Thị, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên – vùng đất của món bánh cuốn Phú Thị tuyệt hảo.

Không nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì, không ồn ào như bánh cuốn Cao Bằng, bánh cuốn Phú Thị nép mình lặng lẽ hơn nhưng nếu ai đã nếm thử một lần thì không thể nào quên được hương vị thơm ngon đặc trưng. Lớp vỏ bánh không bóng bẩy bằng bánh cuốn ở những nơi khác vì nó không được bôi lên một lớp mỡ heo. Thay vào đó, lớp vỏ bánh được tráng khá dày dặn, tạo độ giòn khi cắn.

banh-cuon-phu-thi
Bánh cuốn Phú Thị khác biệt so với những loại bánh cuốn khác

Lớp nhân cuộn bên trong vỏ bánh cũng đặc biệt không kém với thịt lợn nạc băm nhỏ xào với hành khô cùng các gia vị cổ truyền. Bát nước chấm cũng được bỏ thêm chút nhân thịt băm để trở nên đậm đà và đẹp mắt hơn. Bánh cuốn Phú Thị được ăn kèm cùng chả quế, thịt nướng hoặc chả lụa tùy theo sự lựa chọn của thực khách. 

Không nhiều màu sắc, không cầu kỳ trong cách chế biến thế nhưng món bánh cuốn Phú Thị vẫn hấp dẫn được những thực khách khó tính nhất bởi chính sự đơn giản mà lại rất khác biệt trong hương vị và cách ăn. 

Hãy thử một lần về thăm làng Phú Thị, huyện Văn Giang để thưởng thức món bánh cuốn đặc biệt này nhé. Ăn một lần sẽ nhớ mãi miếng bánh mịn màng, dai giòn cùng với vị bùi thơm của nhân thịt xào hành khô quyện trong bát nước chấm chua ngọt cực đưa miệng. Ngoài ra, bạn có cũng thể mua mang về cho người thân và bạn bè cùng thưởng thức nữa đấy! Giá một suất chỉ từ 30,000 VNĐ.

3. Bánh dày làng Gàu – Đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Bánh dày làng Gàu có nguồn gốc ở xã Cửu Cao, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Loại bánh này được xem là đặc sản nổi tiếng của đất phố Hiến. Khi xưa người dân nơi đây làm bánh này là để tưởng nhớ và biết ơn công lao của các vị Vua Hùng đã có công dựng nước. 

Đến với vùng quê Văn Giang, du khách không chỉ bị thu hút bởi cảnh đẹp của những vườn hoa, cây cảnh đầy màu sắc của nơi đây mà còn được thưởng thức món bánh dày thơm ngon, đồng thời trải nghiệm các công đoạn làm bánh tỉ mỉ cùng với người dân làng Gàu.

Nguyên liệu chính để làm bánh dày phải là gạo nếp cái hoa vàng. Một năm hai vụ, thóc lúa có bội thu thì năm đó bánh dày được sản xuất nhiều, sản lượng ra thị trường đủ phục vụ nhu cầu lớn của người tiêu dùng. Người làng Gàu rất kỹ lưỡng trong việc chọn gạo làm bánh dày. Sau khi thóc được xay xát sạch sẽ, người già và trẻ nhỏ trong làng sẽ được phân công “chọn gạo”. 

banh-day-lang-gau-van-giang
Nguyên liệu làm bánh dày làng Gàu được chọn lọc kỹ càng

Gạo hạt phải mẩy và chắc, những hạt lép và bị sâu ăn sẽ được loại bỏ ra ngoài. Phải như vậy thì thành phẩm bánh dày mới đạt độ trắng trong và dẻo thơm trông rất hấp dẫn. Gạo sẽ được ngâm với nước sạch, sau đó mang đi giã đều tay rồi nặn thành những chiếc bánh dày trắng tinh và tròn trịa. Gạo được giã đều nhịp chày buông xuống, lực giã gạo vừa phải, không được quá mạnh nhưng cũng không được quá yếu mềm. Vì thế nam nữ phải giã gạo cùng nhau thì bột mới đạt độ mềm dẻo đúng ý và bánh dày mới đạt chuẩn.

Công đoạn làm nhân bánh cũng khá cầu kỳ và phức tạp, cần sự khéo léo của người làm. Nhân bánh thường được làm từ đỗ xanh. Đỗ xanh phải mẩy hạt, có màu xanh đều. Sau khi “tuyển chọn” kỹ càng, đỗ xanh sẽ được ngâm trong nước ấm khoảng chừng 40 độ và để qua đêm.

Đỗ xanh ngâm xong sẽ mềm và tách vỏ, lúc này chỉ cần đãi sạch vỏ, không được để sót một chút vỏ nào. Tiếp theo đỗ sẽ được mang đi hấp chín nhừ tơi, sau đó vớt ra để nguội một chút rồi mang đi giã. Khi giã đỗ bắt buộc phải nhuyễn sánh, không được để lợn cợn hạt đỗ khi ăn sẽ không được ngon. 

banh-day-gau
Bánh dày làng Gàu đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Đỗ khi giã xong sẽ vo tròn cùng dừa sợi bào sẵn thành từng nắm nhỏ. Mỗi một mẻ gạo, mẻ đỗ hấp chín phả ra hơi nóng bốc lên ngùn ngụt trong gió đông sẽ khiến bạn nhớ quê nhà đấy. Bí quyết làm bánh dày làng Gàu là không được giã gạo ngay khi vừa chín nhưng cũng không được để quá nguội. Giã ngay khi còn nóng hổi thì dễ bết, giã nguội quá thì khó kết dính. Vì thế mà bánh dày làng Gàu nổi tiếng là món đặc sản Hưng Yên, tuy đơn giản nhưng khi bắt tay vào làm thì đó lại là cả một nghệ thuật mà không phải ai cũng làm được.

Nếu về Văn Giang chơi, bạn hãy mua thử bánh dày làng Gàu về cho người thân và bạn bè nếm thử nhé, đảm bảo là sẽ mê mẩn ngay từ lần ăn đầu tiên đấy!

4. Bánh khúc – Đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Bánh khúc đặc sản Văn Giang Hưng Yên – một món ăn được kết hợp từ lá chuối, gạo nếp, thịt ba chỉ, đậu xanh và lá khúc. Khi ăn bóc lớp lá ra bạn sẽ cảm nhận được hương thơm lừng. Một mặt vỏ bánh là lớp gạo nếp trắng, một mặt là lá khúc có màu đen xám vô cùng độc lạ. Hương vị của bánh khúc đặc sản Văn Giang Hưng Yên thơm ngon béo bùi, đậm chất thôn quê.

Khâu chọn nguyên liệu bánh khúc cũng phải thật sự cẩn trọng, nếu chọn nhầm rau khúc nếp thì sẽ chẳng thể làm ra món xôi khúc ngon. Đậu xanh đồ chín rồi giã nhuyễn mịn, thịt ba chỉ phải chọn loại thịt có tỷ lệ nạc mỡ tiêu chuẩn. 

Món bánh khúc nổi tiếng ở các khu chợ của huyện Văn Giang, bạn có thể tìm mua dễ dàng để mang về làm quà cho gia đình nhé.

banh-khuc-van-giang
Bánh khúc đặc sản Văn Giang Hưng Yên

Trên đây là những món ăn đặc sản Văn Giang Hưng Yên ngon nhất đáng để bạn mua về làm quà cho gia đình và bạn bè. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho chuyến đi Văn Giang sắp tới của bạn! Nếu bạn đang có nhu cầu mua đặc sản Hưng Yên: long nhãn, mật ong, bột sắn dây, phấn hoa,… hãy tham khảo ngay sản phẩm của Đặc Sản Hưng Yên. Chúng tôi cam kết bán hàng chuẩn chất lượng với giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Liên hệ Hotline: 0966 086 268 để được tư vấn chi tiết. 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader