Vị thuốc long nhãn có tác dụng gì cho sức khỏe? 10 bài thuốc liên quan đến long nhãn

Long nhãn là món đặc sản quen thuộc với người dân Việt Nam và là vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền. Vậy long nhãn có tác dụng gì? Cùng Đặc Sản Hưng Yên tìm hiểu về tác dụng của vị thuốc long nhãn và những điểm cần lưu ý khi dùng để giúp người bệnh có thể lựa chọn được bài thuốc phù hợp nhất với thể trạng nhằm đạt được hiệu quả tích cực trong quá trình chữa trị.

1. Long nhãn – Vị thuốc quý

Nhãn nhục, long nhục là những tên gọi khác nhau của long nhãn, một sản phẩm được làm từ quả nhãn. Với mục đích muốn bảo quản trong thời gian dài mà vẫn giữ được vị ngọt ngon của phần thịt quả nhãn sau khi tách khỏi vỏ và hạt, người ta đem sấy khô dưới nhiệt độ cao tạo thành long nhãn.

Tùy vào nhiệt độ sấy mà long nhãn sẽ có độ dày và màu sắc không giống nhau. Vị thuốc long nhãn thường mang màu vàng đậm hoặc nâu sẫm. Long nhãn sau khi được sấy khô sẽ giòn, để nguội một lúc sẽ dần mềm hơn và có vị ngọt, hương thơm nhẹ nhàng đặc trưng.

Đối với nhiều người, việc dùng long nhãn để nấu chè, tăng hương vị trà thảo dược đã trở nên vô cùng quen thuộc. Không chỉ được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày, long nhãn còn chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khoẻ và là một vị thuốc có nguồn gốc tự nhiên giúp chữa trị nhiều bệnh lý.

vi-thuoc-long-nhan
Nhãn nhục là vị thuốc quý

2. Những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc long nhãn

Theo Y Học Phương Tây, thành phần dược lý của long nhãn bao gồm các chất như Glucose, Tanin, Saponin, Flavoprotein, Fat,… có tác dụng:

  • Chống lão hóa xương và da 
  • Ngăn ngừa các bệnh về mắt, ngăn chặn quá trình giảm thị lực
  • Tăng sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh lây nhiễm, ung thư,…
  • Thúc đẩy tuần hoàn máu về các cơ quan nội tạng trong cơ thể
  • Gia tăng độ đàn hồi của mạch máu trong cơ thể, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị bệnh tim mạch và huyết áp cao.

Trong Y Học Phương Đông, long nhãn có tác dụng vào Tâm và Tỳ. Những lợi ích mà long nhãn đem lại có thể kể đến như:

  • Bồi bổ khí huyết – Tốt cho máu, trị bệnh thiếu máu và có tác dụng dưỡng nhan, nhu nhuận làn da.
  • An thần định chí – Giúp tinh thần sảng khoái, trị lo âu, trằn trọc,…
  • Chủ trị trống ngực, giảm hồi hộp, ngăn ngừa tim loạn nhịp
  • Trị các chứng bệnh như chán ăn, ăn uống không tiêu làm cho cơ thể mệt mỏi, nặng nề,…
  • Chữa suy nhược thần kinh, cải thiện trí nhớ, giảm chứng mất ngủ thường xuyên
tac-dung-cua-long-nhan
Những tác dụng tuyệt vời của vị thuốc long nhãn

Trong Đông Y, vị thuốc long nhãn có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp cùng một số loại dược liệu khác, tạo nên những bài thuốc chữa được nhiều chứng bệnh khác nhau. Dưới đây là một số thang thuốc sử dụng long nhãn có công dụng điều trị nhất định:

  • Bài thuốc trị tiêu chảy – công năng vận hóa của tỳ bị hư suy, chướng bụng, khó tiêu: Sắc long nhãn cùng sinh khương uống hàng ngày.
  • Bài thuốc trị tâm phế – chức năng của phế kém đi, tân dịch tiêu hao: Long nhãn, yến sào, kỷ tử nấu cùng với đường phèn ăn bổ sung.
  • Bài thuốc trị suy nhược cơ thể: Chưng đường phèn với vị thuốc long nhãn để nguội, pha với nước uống hàng ngày.

Bên cạnh đó, long nhãn còn được dùng để ngâm rượu thuốc, dược thiện (nấu cháo, nấu chè,…) và hãm trà thảo mộc tiện lợi sử dụng hàng ngày:

  • Rượu thuốc long nhãn ngâm trong 2 – 3 tháng là có thể dùng được. Rượu này có tác dụng chữa suy nhược thần kinh, tăng cường sinh lý ở nam giới.
  • Cháo hạt dẻ bóc vỏ đập vụn, nấu cùng vị thuốc long nhãn dành cho người hay hồi hộp, rối loạn nhịp tim, đau lưng mỏi gối tê bì chân tay.
  • Chè dưỡng nhan nấu từ long nhãn, kỷ tử, táo tàu, nhựa đào, tuyết yến,…
  • Trà hương liên giúp thanh tâm an thần, lợi thủy có nguyên liệu gồm long nhãn cùng chè búp, hương liên và kim liên nhỏ.

3. Các món ăn sử dụng vị thuốc long nhãn

3.1. An thần, bổ tỳ vị

Thành phần gồm: Long nhãn, rượu trắng

Cách sử dụng: Cho vị thuốc long nhãn vào bình thủy tinh và đổ ngập rượu. Đây là loại rượu quế viên, ngâm trong 3 tháng là dùng được. Mỗi lần bạn chỉ nên uống 20ml x 2 lần/ngày.

3.2. Chữa chán ăn, rối loạn giấc ngủ, cơ thể mệt mỏi

Thành phần gồm: Long nhãn, cao ban long

Cách sử dụng: Trước tiên, bạn đun long nhãn trong khoảng 1 tiếng lấy nước đặc, vớt bỏ xác. Tiếp tục thái nhỏ cao ban long cho vào nấu chung với nước long nhãn chúng ta được một loại cao. Để cho cao nguội và đặc lại rồi bạn thái nhỏ thành những miếng mỏng. Ngày dùng 2 lần, mỗi lần chỉ 10g vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

3.3. Khắc phục thiếu máu

Nguyên liệu gồm: Long nhãn, đậu phộng (lạc)

Cách sử dụng: Đậu phộng để nguyên vỏ, đập dập và nấu chung với rượu quế viên và long nhãn. Nêm thêm ít muối ăn, mỗi ngày dùng 1 lần.

3.4. Chữa chứng hồi hộp, mất ngủ

Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, phục thần, đẳng sâm, bạch truật, toan táo nhân, đương quy, long nhãn mỗi vị 12g; Chích thảo 4g; Mộc hương 4g; Đương quy 8g; Viễn Chí 6g.

Cách sử dụng: Tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị đem trộn chung rồi sắc lấy nước trong khoảng 2-3 tiếng. Uống từ 2 – 3 lần trong một ngày. Có thể gia thêm các vị như gừng tươi, táo đỏ để đạt hiệu quả tốt hơn.

cach-nau-che-nhan-nhuc-tao-do
Món ăn từ vị thuốc long nhãn chữa mất ngủ

3.5. Trị tâm phế 

Nguyên liệu gồm: Long nhãn, kỷ tử mỗi vị 20g; Yến sào 30g, đường phèn 40g

Cách sử dụng: Cho các dược liệu vào nồi, đổ nước xâm xấp rồi hầm nhừ. Cuối cùng bạn bỏ thêm đường phèn vào sao cho vừa đủ ngọt. Bài thuốc này có thể trị tâm phế âm hư với những biểu hiện như ho khan hoặc ho ít đờm, rối loạn nhịp tim, mất ngủ, tăng thân nhiệt về chiều, đổ mồ hôi trộm vào ban đêm.

>> Xem thêm: 4 Cách nấu chè long nhãn ngon bổ dưỡng cho sức khỏe

3.6. Bài thuốc an thần, bổ máu

Nguyên liệu gồm: Long nhãn 16g, táo đỏ 15g, gạo tẻ 100g

Cách sử dụng: Các nguyên liệu bạn đem nấu cháo ăn mỗi ngày một lần, liên tục trong khoảng 3 tuần là được.

3.7. Chống suy nhược, chữa đánh trống ngực

Nguyên liệu gồm: Long nhãn và sơn dược mỗi vị 20g, ba ba 400g

Cách sử dụng: Sơ chế ba ba sạch sẽ, cho vào tô lớn để ướp gia vị, thêm quế viên, long nhãn và sơn dược vào hấp cách thủy ăn trong ngày.

3.8. Chữa ăn uống khó tiêu, kém ăn, da dẻ xanh xao

Nguyên liệu gồm: Long nhãn, mật ong và đại táo mỗi loại 250g và nước cốt gừng 10ml.

Cách sử dụng: Nấu long nhãn cùng với đại táo cho đến khi chín nhừ. Tiếp tục bạn cho thêm mật ong và nước cốt gừng vào nấu cho sôi thì tắt bếp rồi múc ra bát thưởng thức.

bai-thuoc-tu-nhan-nhuc
Bài thuốc chữa ăn uống khó tiêu từ nhãn nhục

3.9. Bổ thận âm, khí huyết

Nguyên liệu gồm: Long nhãn và hoài sơn mỗi vị 16g; Giáp ngư 500g.

Cách thực hiện: Mổ bỏ ruột giáp ngư, rửa sạch và cắt miếng vừa ăn rồi đem hầm với các vị thuốc còn lại. Khi các nguyên liệu chín nhừ, bạn nếm lại gia vị sao cho vừa miệng là được.

3.10. Bổ can thận, lợi huyết

Nguyên liệu gồm: Long nhãn, hoàng tinh và kỷ tử mỗi vị 12g; Trứng chim bồ câu và đường trắng tinh luyện.

Cách sử dụng: Rửa sạch và thái nhỏ các vị thuốc gồm hoàng tinh, câu kỷ tử, long nhãn rồi đem nấu chung với 3 bát nước. Đun sôi kỹ sau 30 phút thì đập trứng chim bồ cầu và cho đường vào. Lọc lấy nước chia đều để uống trong 2 ngày. 

>> Xem thêm: Cách làm long nhãn sấy khô đúng cách, an toàn vệ sinh bảo quản được lâu

4. Lưu ý khi sử dụng vị thuốc long nhãn

Vị thuốc long nhãn dù tốt nhưng nếu sử dụng không đúng cách có thể phản tác dụng. Đặc biệt, một số đối tượng sử dụng long nhãn có thể khiến bệnh tình diễn biến nặng hơn. Trong Y Học Cổ Truyền có một quan niệm: “Hư thì thực, bổ thì tả”. Mặc dù long nhãn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, có tác dụng chữa bệnh nhưng phải sử dụng đúng mục đích và liều lượng, không nên tự ý gia giảm nguyên liệu thuốc theo cảm tính. Vì vậy, hãy thận trọng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bạn sử dụng dược liệu này cho bất cứ mục đích nào.

Các bài thuốc trong Đông Y truyền thống thường mang tính chất tham khảo, các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và hướng dẫn cụ thể cho từng trường hợp của bệnh nhân, cân nhắc liều lượng thích hợp dựa trên thể trạng từng người.

long-nhan-say-kho
Lưu ý khi sử dụng vị thuốc long nhãn

Thời điểm tốt nhất để sử dụng vị thuốc long nhãn là sau bữa ăn từ 1- 2 giờ. Bạn cần lưu ý tránh dùng khi bụng đang trống rỗng bởi thành phần vitamin C trong long nhãn có thể gây xót ruột, cồn cào, ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Tuyệt đối không dùng quá liều lượng được bác sĩ khuyến cáo.

Sau đây là những đối tượng không nên dùng long nhãn:

  • Phụ nữ mang thai
  • Người đang bị nóng trong với biểu hiện nổi mụn nhọt, táo bón, mẩn ngứa
  • Những đối tượng đang bị bệnh mề đay
  • Người có biểu hiện uất hỏa, cảm mạo do virus gây ra
  • Người đang bị đầy bụng, khó tiêu, chướng bụng
  • Ngoài ra, những người đang bị thừa cân, tiểu đường hay thậm chí là béo phì cần hạn chế ăn long nhãn do vị thuốc này chứa hàm lượng đường cao.

Trên đây, Đặc Sản Hưng Yên đã gợi ý cho bạn một số món ăn bổ dưỡng với vị thuốc long nhãn. Hy vọng thông qua những kiến thức này bạn đã có thể sử dụng nhãn nhục đúng cách, mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe của cả gia đình.

Nếu bạn đang có nhu cầu mua long nhãn sấy khô, hãy tham khảo ngay sản phẩm của Đặc Sản Hưng Yên. Chúng tôi cam kết bán hàng chuẩn chất lượng 100% tự nhiên, không phẩm màu, không hóa chất, quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm với giá cả cạnh tranh nhất thị trường. Liên hệ Hotline: 0966 086 268 để được tư vấn chi tiết.

4.9/5 - (427 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

preloader